QUỐC HỘI
Luật số:......./20..../QH...
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DỰ THẢO 5
/11/2018
LUẬT
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống ma túy.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống ma túy.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống ma túy
Chương II
TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Điều 6. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình
Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp
Điều 8. Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông
Các cơ quan báo chí, truyền thông có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma túy; tuyên truyền giáo dục để Nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma túy.
Điều 11. Chính sách đối với người tham gia phòng, chống ma túy
Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bưu chính, dịch vụ chuyển phát mở bưu kiện, bưu phẩm, hàng hóa để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm, hàng hóa đó có chứa chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
Chương III
KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP
LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY
Điều 13. Quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Quản lý hoạt động vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
Điều 15. Quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Việc tồn trữ, bảo quản, kê đơn, cấp phát, sử dụng, tiêu hủy, kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được thực hiện theo quy định của pháp luật về Dược.
Điều 16. Quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
Việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn trữ, bảo quản, kê đơn và bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất để chữa bệnh cho động vật tại các cơ sở thú y phải thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 17. Lập hồ sơ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16 của Luật này phải lập hồ sơ về các hoạt động đó theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu để phối hợp quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
Điều 18. Nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
Giấy phép quá cảnh được gửi cho tổ chức xin phép, Hải quan cửa khẩu nơi có hàng quá cảnh đi qua và các cơ quan khác có liên quan. Giấy phép quá cảnh có giá trị một lần trong thời hạn được ghi trong giấy phép.
Việc vận chuyển quá cảnh các chất, thuốc quy định tại khoản 1 Điều này phải theo đúng hành trình đã ghi trong giấy phép quá cảnh. Tổ chức vận chuyển quá cảnh phải làm thủ tục, chịu sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Điều 19. Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
Việc giao, nhận, vận chuyển, tồn trữ, bảo quản, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc vì mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 20. Vận chuyển, tồn trữ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất vì mục đích y tế
Người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm làm thủ tục khai báo với cơ quan Hải quan của Việt Nam, giải trình về số lượng thuốc đã sử dụng và áp dụng các biện pháp an toàn thích hợp để ngăn chặn việc sử dụng không đúng mục đích hoặc vận chuyển trái phép các thuốc đó. Khi cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được tiến hành kiểm tra, kiểm soát trên các phương tiện vận tải đó.
Điều 21. Xử lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thu giữ trong vụ vi phạm pháp luật về ma túy
Điều 22. Xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng
Chương IV
QUẢN LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
Điều 23. Xác định người sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 24. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy
Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý hành chính.
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 26. Trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan
Điều 27. Thống kê người sử dụng trái phép chất ma túy
Chương V
CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 28. Xác định tình trạng nghiện ma túy
Bác sỹ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, Điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại: Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành Công an; phòng y tế của cơ sở cai nghiện ma túy công lập; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác.
Điều 29. Chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma túy
Điều 30. Trách nhiệm của người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy
Điều 31. Các biện pháp và hình thức cai nghiện ma túy
Điều 32. Cơ sở cai nghiện ma túy
Điều 33. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập
Điều 34. Thành lập, tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân
Điều 35. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập, cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân và các cơ sở y tế, xã hội khác có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được phép cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ cai nghiện ma túy; niêm yết công khai giá dịch vụ cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân
Điều 37. Các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
đ) Trong thời hạn 01 năm tính từ thời điểm người nghiện tự chấm dứt việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện hoặc tự chấm dứt chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế mà tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 38. Trách nhiệm của người nghiện ma túy khi cai nghiện bắt buộc
Điều 39. Áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy cho người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam; người Việt Nam bị các nước trục xuất về nước do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy
Điều 40. Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
Điều 41. Cai nghiện ma túy cho người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên của cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng
Điều 42. Chấp hành hình phạt tù khi đang cai nghiện ma túy bắt buộc
Điều 43. Hỗ trợ xã hội sau cai nghiện ma túy và phòng, chống tái nghiện ma túy
Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma túy cư trú
Ủy ban nhân dân các cấp nơi người nghiện ma túy cư trú có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện, hỗ trợ sau cai nghiện ma túy và phòng, chống tái nghiện ma túy trên địa bàn quản lý; chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và người đã cai nghiện ma túy; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.
Điều 45. Can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy
Điều 46. Nguồn lực trong tổ chức cai nghiện ma túy và hỗ trợ sau cai nghiện
Điều 47. Thống kê người nghiện ma túy
Chương VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Điều 48. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Điều 49. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Công an
Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 53. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Công thương
Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma túy; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.
Điều 57. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống ma túy.
Điều 58. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma túy vào các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; chỉ đạo, trực tiếp tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, dịch vụ, thể thao và du lịch không để sơ hở làm phát sinh tệ nạn ma túy.
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Điều 60. Kiểm tra, thanh tra trong quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Các cơ quan quy định tại các điều từ Điều 49 đến Điều 59 của Luật này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
Chương VII
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Điều 61. Nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
Nhà nước Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống ma túy và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma túy.
Điều 62. Chính sách hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực phòng, chống ma túy trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia với các nước; khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ đào tạo và y tế cho hoạt động phòng, chống ma túy.
Điều 63. Cơ sở pháp lý trong hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện các chương trình hợp tác về phòng, chống ma túy với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 64. Hợp tác quốc tế giải quyết các vụ việc cụ thể về ma túy
Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam với nước có liên quan để giải quyết vụ việc cụ thể về ma túy phải tuân theo các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước có liên quan đã ký kết hoặc tham gia, hoặc theo thỏa thuận trực tiếp giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước có liên quan.
Điều 65. Tương trợ tư pháp trong phòng, chống ma túy
Điều 66. Thỏa thuận giữa các cơ quan tư pháp
Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký với nhau điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan tư pháp của Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật và thực tiễn của mình, được thỏa thuận trực tiếp với cơ quan tư pháp của nước có liên quan trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy.
Điều 67. Chuyển giao hàng hóa có kiểm soát
Nhà nước Việt Nam thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hóa có kiểm soát trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma túy. Quyết định sử dụng biện pháp này được tiến hành theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước có liên quan.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 68. Hiệu lực thi hành
Điều 69. Quy định chi tiết
Chính phủ, các cơ quan có liên quan quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật này.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày …. tháng …... năm 2021.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
File đính kèm:
Nguồn: Ban Biên tập
Hôm nay: 499
Tổng lượng truy cập: 13792343